Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Lò hơi là một thiết bị lấy hơi liên tục vì vậy kiểm soát vấn đề cáu cặn và ăn mòn là yếu tố rất quan trong. Ngoài việc xử lý nguồn nước cấp đạt theo tiêu chuẩn cấp lò hơi chúng ta cần phải kết hợp sử dụng hóa chất bảo trì và xả đáy hợp lý nhằm loại bỏ cáu cặn ra ngoài theo đường xả đáy. Trong một vài trường hợp nếu lò hơi không được kiểm soát tốt sẽ gây nên cáu cặn và ăn mòn. Với hiện trạng như trên Công ty Long Trường Vũ khuyến cáo quý khách hàng nên tẩy rửa nhằm loại bỏ cáu cặn và khôi phục lại hiệu quả cho lò hơi.

tẩy rửa lò hơi

Để đánh giá loại hóa chất tẩy rửa có phù hợp và công dụng thì điều đầu tiên chúng ta phải biết cơ chế làm việc của từng loại hóa chất.
Công ty Long Trường Vũ khi tẩy rửa sử dụng 03 loại hóa chất như sau:
Hóa chất ức chế ăn mòn :  LTV CL2482
Nước sạch được cho vào trong hệ thống, với thể tích chiếm khoảng 80 – 90% thể tích của lò hơi sau đó châm hóa chất ức chế ăn mòn trực tiếp vào lò. Hóa chất ức chế ăn mòn có tác dụng ức chế sự ăn mòn hệ thống, bảo vệ bề mặt thiết bị được an toàn trong quá trình tẩy rửa. 
Hóa chất ức chế được chạy tuần hoàn trong hệ thống khoảng 2 – 4 tiếng để hóa chất ức chế được khuếch tán đều trong hệ thống. Sau đó được ngâm qua đêm để nhằm tạo thời gian cho hóa chất ức chế hình thành lớp bảo vệ chống ăn mòn với kết quả tối ưu nhất.
Hóa chất tẩy :LTV CL32
Sau khi hóa chất ức chế đã khuấy trộn đều trong hệ thống và ngâm qua đêm, tiếp đó hóa chất tẩy được bơm vào lò theo hệ thống châm và bơm của công ty Long Trường Vũ. Theo đó, hóa chất tẩy sẽ được trộn đều trong dung dịch tạo điều kiện để hóa chất tiếp xúc và phản ứng với lớp cáu cặn và làm bong tróc lớp cáu cặn trong hệ thống đường ống.
Thời gian châm và tuần hoàn hóa chất tẩy cho lò hơi tùy theo mức độ cáu cặn (bề dày, độ cứng,..). Quá trình châm hóa chất tẩy này phải được theo dõi và kiểm tra nồng độ hóa chất thường xuyên   ( 15 phút kiểm tra một lần) .Trong thời gian này phản ứng sẽ diễn ra giữa cáu cặn và chất tẩy nên làm cho nồng độ tẩy giảm liên tục, bên cạnh đó, một lượng hóa chất tẩy sẽ được bổ sung vào lò để duy trì nồng độ tẩy ở mức hợp lý nhằm đạt hiệu quả tẩy là cao nhất. Quyết định có bổ sung hóa chất hay tăng giảm thời gian tuần hoàn thì người giám sát phải thường xuyên quan sát hiện tượng phản ứng của hóa chất với lớp cáu cặn.
Hóa chất trung hòa : LTV CN50
 Hóa chất trung hòa LTV – CN 50 nhằm trung hòa hóa chất tẩy LTV – CL 32, loại bỏ nồng độ hóa chất còn dư, trung hòa pH trong lò đồng thời có tác dụng tẩy và làm mềm các cáu cặn, để dễ dàng thực hiện vệ sinh súc rửa lò bằng biện pháp cơ học nhằm đạt kết quả cao nhất của quá trình tẩy lò.
Quý công ty có thể tham khảo thêm: “Hậu quả khi lò hơi bị cáu cặn” của ở bài tiếp theo.

Khi sử dụng hóa chất bảo trì rất nhiều khách hàng luôn nghĩ rằng lò hơi sẽ không bị cặn nhưng sự thật khi mở lò kiểm tra thì cáu cặn vẫn xuất hiện bám dính trên thiết bị. 

Tẩy rửa lò hơi

Quý khách hàng đã bỏ rất nhiều chi phí để sử dụng hóa chất bảo trì nhưng hóa chất bảo trì lại không mang lại kết quả như mong muốn nên Khách hàng rất khó chấp nhận sự thật này. Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ công dụng của hóa chất bảo trì và sử dụng hóa chất đúng cách vui lòng tham khảo bài viết chuyên đề “ Lò hơi sử dụng hóa chất bảo trì vẫn bị cặn” của Chúng tôi.
Để vệ sinh cáu cặn có rất nhiều cách ví dụ kiềm lò, tẩy offline… cả hai cách này đều phải ngưng vận hành lò hơi, ít nhất là 3 ngày. Rất nhiều khách hàng nói với Chúng tôi là lò hơi của họ không thể ngừng được do vào vụ mùa, cần sản xuất hàng hóa, cần hơi nước…Nhưng nếu không loại bỏ cáu cặn thì khi lò hơi vận hành trở lại có thể cáu cặn mới sẽ xuất hiện và bám dính thêm và hệ quả là lò hơi bị ăn mòn, cáu cặn cũ làm quá nhiệt cục bộ, hư hỏng thiết bị, tiêu hao nhiên liệu…

Giải pháp tẩy lò online (trực tiếp)?

Hóa chất: chủ yếu chứa E.D.T.A và chất đồng trùng hợp Sulfonate styrene, thường được dùng để tẩy rửa trực tiếp đường ống hoặc phá hủy cặn, đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ những cặn đã tồn tại lâu trong lò hơi. Ngoài ra, hóa chất này còn được sử dụng nhằm tăng hiệu suất của các hóa chất khác lò hơi đang sử dụng để hạn chế sự hình thành cặn sắt và cáu cặn silica. 
Quy trình:    
  • Châm hóa chất tẩy trực tiếp vào lò hơi đang hoạt động, song song với hóa chất bảo trì lò.
  • Tăng cường xả đáy để đưa cặn ra ngoài.
Thời gian tẩy rửa: tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cáu cặn, Quý khách hàng không cần mở lò vẫn có thể kiểm chứng được hiệu quả tẩy. Khi áp dụng chương trình này Chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách hàng giải pháp kiểm soát lò có sạch cặn.

Ích lợi của sản phẩm:        

  • Hỗn hợp gồm các chất đã được FDA cho phép.
  • Loại bỏ hiệu quả những cặn cứng, cặn sắt cũng như cáu cặn silica.
  • Hóa chất này phù hợp với những sản phẩm xử lý nước lò hơi
Lưu ý: trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm cần tăng cường xả đáy vì lúc này cáu cặn sẽ được loại bỏ.
Hóa chất tẩy lò trực tiếp không áp dụng cho lò hơi chưa từng sử dụng hóa chất bảo trì
Quý Khách hàng có muốn phụ thuộc vào một nhà cung cấp không? Có mong muốn thừa hưởng dịch vụ hỗ trợ tốt hơn không –Giá trị gia tăng, chương trình đào tạo? Quý khách hàng có quan tâm đến lò hơi vận hành an toàn và hiệu quả không? Sử dụng hóa chất mà không bị “ấm ức” do lò vẫn bị cáu cặn.
Chúng tôi luôn cố gắng đem đến cho Quý khách hàng giải pháp xử lý nước và chương trình sử dụng hóa chất tiết kiệm chi phí và hiệu quả, đảm bảo lò hơi không bị cặn sau 5 năm áp dụng chương trình của Chúng tôi.

Ở vùng khí hậu nóng quanh năm như Việt Nam thì việc sử dụng máy lạnh là nhu cầu cần thiết của hầu hết mọi người. Và việc bảo trì vệ sinh máy lạnh, hệ thống lạnh, FCU, AHU là rất cần thiết để máy lạnh có thể đáp ứng tốt được nhu cầu sử dụng.

hóa chất tẩy rửa thiết bị

Tại sao phải bảo trì – vệ sinh máy lạnh, AHU, FCU?

•    Đối với các thiết bị điện sau một thời gian sử dụng thường có những hư hỏng và hao tổn nhất định.
•    Dàn nóng và dàn lạnh của máy lạnh thường bị bám bụi khiến cho máy lạnh hoạt động yếu và hao tổn như: yếu lạnh, thời gian lạnh lâu, tổn thất về điện năng.
•    Ngoài ra sự bám bụi ở dàn lạnh làm cho vi khuẩn dễ phát sinh sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp

Lợi ích của việc bảo trì – vệ sinh máy lạnh, AHU, FCU ?

•    Đem lại cho bạn nguồn không khí sạch. Tránh được các bệnh về đường hô hấp.
•    Bảo vệ máy lạnh, giúp tăng tuổi thọ của máy.
•    Báo trước được những hư hỏng có thể xảy ra để kịp thời sửa máy lạnh
•    Giúp máy hoạt động tốt, ổn định, và tiết kiệm điện năng.
•    Tránh được các sự cố, rủi ro về điện: hở mạch.

Thời gian bảo trì – vệ sinh máy lạnh, AHU, FCU ?

•    Thời gian bảo trì – vệ sinh máy định kỳ tùy thuộc vào tần suất sử dụng và môi trường.
•    Đối với hộ gia đình thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần.
•    Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
•    Đối với cơ sở – xí nghiệp sản xuất thời gian là khoảng 1tháng/lần

Ban rất cần phải lưu ý vấn đề tẩy rửa đường ống làm lạnh và cooling và chiller vì những lý do sau.

tẩy rửa đừng ống cooling chiller

  1. Trong hệ thống đường mới của hệ thống lạnh chứa nhiều thành phần: dầu mỡ tích tụ từ quá trình bôi trơn ở các mối nối, thực hiện lắp ghép các bộ phận thiết bị của hệ thống lạnh
  2. Trong đường ống mới còn chứa nhiều các gỉ kim loại (Fe2O3, FeO, Al2O3, CuO…) được hình thành từ việc Oxi hóa của Oxi trong môi trường không khí tác động lên bề mặt kim loại trong suốt thời gian lắp đặt hệ thống.
  3. Nếu các thành phần dầu mỡ và và gỉ kim loại này không được tẩy rửa trước khi hệ thống lạnh đi vào hoạt động thì sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến hệ thống như gây ra cáu cặn và ăn mòn trong hệ thống.
  4. Các gỉ kim loại có thể là các điểm diễn ra quá trình ăn mòn trong hệ thống đường ống.
  5. Các gỉ kim loại đóng bám trên bề mặt truyền nhiệt của các ống đồng trao đổi nhiệt trong hệ thống condenser và chiller cũng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị, gây tiêu tốn nhiên liệu.
  6. Các thành phần dầu mỡ nhẹ nổi lên trên mặt nước gây ra tình trạng nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nước giải nhiệt.

Javel là chất oxihóa mạnh do đó rất hiệu quả trong việc diệt rong rêu hệ thống lạnh nhưng chưa chắc đã tốt cho hệ thống lạnh của bạn.

diệt rêu tảo trong hệ thống lạnh

Javel là hỗn hợp của NaClO và NaOH. Khả năng diệt vi sinh sẽ được kiểm soát dựa vào hàm lượng clorin tự do trong nước (NaClO), sử dụng máy đo ORP và một đầu dò.
Tại một pH nhất định, điện thế đo được sẽ cho một kết quả hàm lượng clorin dư trong nước tương ứng. Vấn đề ở đây là kiểm soát pH như thế nào?
Nếu muốn tăng hàm lượng clorin nước thì phải tăng javel cấp vào, nhưng khi đó thì pH sẽ tăng và điện thế sẽ giảm (clorin sẽ giảm tương ứng). Nếu muốn giảm clorin thì làm ngược lại….
Khi tăng lượng javel cấp vào hệ thống giải nhiệt đồng nghĩa với việc tăng pH trong nước. Với việc duy trì mức độ pH cao thì hệ thống rất dễ bị ăn mòn (sau một thời gian có thể gây mục thiết bị).
Theo chuyên gia xử lý nước hệ thống giải nhiệt khuyến cáo nếu sử dụng javel với thời gian dài và duy trì ở nồng độ cao thì sau 1 thời gian hệ thống giải nhiệt sẽ bị mục và sụp đỗ.
Vậy có loại hóa chất nào có thể diệt vi sinh tốt không mà không ảnh hưởng đến thiết bị. Hay áp dụng chương trình xử lý nước như thế nào mà hóa chất diệt vi sinh gốc clorin vẫn không gây hại cho thiết bị?
1.      Hóa chất CALFA SAT (chứa clorin và Bromin)
2.      Sử dụng hóa chất ức chế ăn mòn và cáu cặn kết hợp với hóa chất diệt vi sinh để giải quyết các vấn đề thường gặp trong hệ thống giải nhiệt.
1.      Bảng các chỉ tiêu kiểm soát
Mô tả
Giới hạn kiểm soát (Hydroventure)
Chỉ tiêu
ĐVT
Nước mát (cooling)
Nước lạnh (chiller)
pH

7÷9
8÷10.5
Độ dẫn điện
µS/cm
<1000
<2,000
Độ kiềm tổng
mg/l
<200
-
Độ cứng tổng
mg/l
<200
-
Cân bằng canxi
%
90÷110
-
Tổng sắt
mg/l
<1
<1
Cloride
mg/l
-
-
Photphat hữu cơ
mg/l
2÷8
-
Tổng vi khuẩn
CFU/ ml
<105
-
Nitrit
mg/l

>800 













  2.      Ý nghĩa các chỉ tiêu

        Nước mát:

-         pH: Kiểm soát mức độ ăn mòn hóa học
-         Độ dẫn điện: Kiểm soát tốc độ ăn mòn do bào mòn
-         Độ kiềm tổng:
Trong nước mặt sẽ có khí cacbonic hòa tan. Khi kiểm soát pH trong nước từ 7-9 thì trong nước chủ yếu tồn tại iôn HCO3-. Đây là dạng iôn lưỡng tính, có thể phản ứng với độ cứng trong nước tạo một lớp màng mỏng để bảo vệ bề mặt kim loại.
Nếu kiểm soát pH ở mức độ nhỏ hơn 7, khí cacbonic hòa tan sẽ tồn tại dạng axit cacbonit nên có thể ăn mòn thiết bị.
Nếu pH lớn hơn 10, cân bằng sẽ chuyển dịch theo hướng tạo iôn cacbonate và phản ứng với các cation trong nước. Sự tạo thành hợp chất cacbonat ở mức độ vừa phải cũng là một thuận  cho hệ thống vì lớp màng mỏng muối cacbonat sẽ bảo vệ bề mặt thiết bị. Tuy nhiên nếu lớp màng này đủ lớn (gọi là cặn) sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.
-         Độ cứng, clorit và cân bằng canxi:
Mối quan hệ giữa độ cứng, cloride trong nước cấp và nước mát sẽ giúp xác định cân bằng canxi trong nước.
Độ cứng càng cao thì xu hướng tạo kết tủa muối cứng càng lớn.
Clorit: Sự có mặt của clorit trong nước cấp thường là do công ty cấp thoát nước sử dụng hóa chất clorin để diệt khuẩn, nếu hàm lượng clo dư cao sẽ gây ăn mòn thiết bị.
-         Cân bằng canxi:
Khi cân bằng canxi nhỏ hơn 90%, nước mát có xu hướng tạo cáu cặn: Các iôn sẽ có xu hướng tạo kết tủa với các anion khác để hình thành cáu cặn.
Khi cân bằng caxi lớn hơn 110%, nước mát có tính chất ăn mòn: các hợp chất hình thành có xu hướng bị hòa tan, kể cả kim loại.
-         Sắt trong nước mát gồm
Sắt đi vào từ nước cấp: Sắt này sẽ bị cô đặc do nước bị bốc hơi và góp phần làm tăng nguy cơ đóng cáu cặn trong hệ thống.
Sắt hình thành do ăn mòn đường ống và thiết bị.
Khi hàm lượng sắt nhỏ hơn 1mg/l thì khả năng tạo kết tủa muối sắt được hạn chế.
-         Phophat:
Với nguồn nước giàu chất dinh dưỡng thì hàm lượng photphat hữu cơ sẽ cao, là nguồn thức ăn cho vi sinh phát triển.
Hàm lượng photphat nhỏ hơn 2mg/l sẽ không đủ để ức chế nguy cơ ăn mòn và đóng cáu cặn trong hệ thống.
-         Tổng vi khuẩn: Phản ảnh mức độ nhiễm vi sinh trong nước. Sự tồn tạo của vi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống (vui lòng xem tác hại của vi sinh). Một số dạng vi khuẩn sẽ sản sinh hợp chất gây ăn mòn như vi khuẩn phẩy sản sinh ra H2S, vi khuẩn hình que sản sinh ra H2SO4. Vi khuẩn quang hợp thải ra oxi, gây ăn mòn thiết bị.

       Nước lạnh

-         pH, độ dẫn điện, sắt: Tương tự như trong nước mát
-         Nitrit: Như Quý khách hàng được biết nước cấp cho hệ thống giải nhiệt kín là nước lấy ở nhiệt độ thường (ước tính khoảng 30oC), tại nhiệt độ này oxi hòa tan vào trong nước khoảng 7mg/l. Mặc dù trong nước cấp bổ sung sẽ có một lượng nitrit nhất định nhưng có thể không đủ để loại bỏ oxi hòa tan nên thường sử dụng thêm hóa chất gốc nitrit nhằm hạn chế mức độ ăn mòn do oxi tấn công.

Vi khuẩn Legionella pneumophila trong hệ thống lạnh được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh dịch Legionnaire. Bệnh này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976 trong một nhóm người cao tuổi. Khi xảy ra ổ dịch đầu tiên nó đã gây sốc cho Mỹ và thế giới, bởi vì không ai biết lý do tại sao tất cả những người đàn ông tại sự kiện này đều được chẩn đoán suy hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, gần mười ba năm sau, các nhà khoa học đã khám phá được rất nhiều về bệnh Legionnaire, vi khuẩn Legionella pneumophila cũng như các mầm bệnh nó gây ra.


Vi khuẩn Legionella là vi khuẩn hiếu khí, phát triển nhanh, có thể có các dạng khác nhau phụ thuộc vào môi trường sống.

Legionella pneumophila
Các vi khuẩn họ Legionella pneumophila hiện nay trên thế giới hầu hết đều rất nguy hiểm. Chúng gây ra bệnh viêm phổi với các tác động nghiêm trọng và gây tử vong từ 10% đến 12% ca bệnh.

L. pneumophila với loài Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae là 03 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh cho cộng đồng . Legionella Legionellaceae là 01 chi trong họ Legionellaceae, họ vi khuẩn này bao gồm khoảng 48 đến hơn 60 serogroups. Khoảng 20 loài liên quan đến bệnh của con người. Đa số các ca
nhiễm trùng là do vi khuẩn Legionella pneumophila. Trong số tất cả các Legionella pneumophila serogroups, serogroup 1 là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất.
Bệnh viêm phổi Legionella.
Bệnh viêm phổi Legionella.
(Nguồn: Internet)

Độ dẫn điện của nước cúa sự ảnh hướng trực tiếp đến chất lượng nước trong hệ thống lạnh. Bạn đọc cần hiểu rõ về thông số này để hệ thống hoạt động tốt.

độ dẫn diện của nước của hệ thống lạnh

Độ dẫn điện của nước (Electrical Conductivity: EC ) liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2-4, NO-3, PO-4 v.v… Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước, gây nguy hại cho hệ thống : cáu cặn, ăn mòn…

Độ dẫn điện của nước phụ thuộc và tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tăng lên 100C thì độ dẫn điện của nước sẽ tăng 2-3%. Thông thường độ dẫn điện được đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 250C.
Nước tinh khiết không phải là một chất dẫn điện tốt. Nước cất thông thường trong trạng thái cân bằng với lượng khí CO2 trong không khí có dẫn điện khoảng 20 dS/m. Bởi vì dòng điện được tạo ra bởi sự chuyển động của các dòng ion trong dung dịch, độ dẫn điện tăng lên khi nồng độ của các ion tăng lên.
Độ dẫn điện đặc trưng của một số loại nước:
-         Nước tinh khiết: 5,5 . 10-6 S / m.
-         Nước uống thông thường: 0,005 – 0,05 S / m.
-         Nước biển 5 S / m.
Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở, cường độ dòng điện hoặc bút đo độ dẫn điện.

Nguồn nước đưa vào hệ thống lạnh dù đã hoặc chưa xử lý, đều mang theo một dư lượng tạp chất hoặc chưa loại bỏ hoàn toàn trong quá trình xử lý sơ bộ. Đồng thời do phần lớn quá trình tích tụ lâu dài dưới nhiệt độ, áp suất cao và rong rêu hệ thống lạnh không được bảo trì tẩy rửa đúng kì hạn.


Sự tích tụ cáu cặn trong hệ thống sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc của hệ thống.

Việc kiểm soát đóng cáu cặn trong hệ thống giải nhiệt nhằm:

- Kiểm soát chu kì vận hành hệ thống :

- Tiền xử lý nước.

- Lắp đặt hệ thống xả đáy tự động hoặc bằng tay.

- Sử dụng hóa chất nhằm :

- Chống kết tủa: Trì hoãn sự hình thành các hạt sa lắng.

- Bẻ gãy cấu trúc tinh thể: hạn chế sự hình thành tinh thể lớn hơn.

- Phân tán: phân tán các hạt nhỏ không cho chúng kết hợp với nhau.